Lead time là gì? Những yếu tố tác động dến Lead time

October 29, 2020
Công Nghệ

Đối với người kinh doanh thì họ có rất nhiều việc cần phải làm từ khâu chuẩn bị kho, duy trì kho và xử lý việc nhận gửi hàng. Hơn nữa thị trường hiện nay với sức cạnh tranh khốc liệt hơn do đó một phương thức làm thay đổi hiệu quả sẽ là điều cần đưa ra. Vậy bạn có biết Lead time hay chưa? Nếu chưa hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây để tạo lợi thế cho việc kinh doanh của mình nhé!

Xem thêm
Guideline là gì? Vai trò Guideline như thế nào?
Visual content là gì? Tổng hợp Visual content phổ biến hiện nay
Google Business là gì? Cách Đăng kí Google Business thành công 99%

1. Cách hiểu đơn giản về Lead time là gì?

Cách hiểu đơn giản về Lead time là gì?
Cách hiểu đơn giản về Lead time là gì?

Kinh doanh là việc luôn hướng tới lợi nhuận thì mới tạo nên sự duy trì ổn định cho hoạt động của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, với thời đại công nghệ cạnh tranh với vô vàn đối thủ như hiện nay thì một trong những điều bạn không nên bỏ qua đó là giản về thời gian sản xuất xuống mức thấp nhất. Kết hợp với đó là chất lượng sản phẩm vẫn được đảm bảo, đúng và đủ số lượng theo yêu cầu từ phía khách hàng. Vậy thời gian sản xuất - Lead time là gì?

Lead time được hiểu là một khoảng thời gian trôi qua được tính từ khi bắt đầu một quy trình tới khi hoàn thiện tạo nên sản phẩm cuối. Một doanh nghiệp vận hành sẽ cần xem xét thời gian cụ thể trong việc sản xuất hay như quản lý chuỗi cung ứng. Từ đó tiến hành việc so sánh kết quả với tiêu chuẩn đặt ra và xác định sự thiếu sót cần bổ sung.

Bên cạnh đó việc giảm thời gian sản xuất còn giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn cho việc hợp lý hóa hoạt động thúc đẩy năng suất. Cũng như trực tiếp đẩy mạnh doanh thu, sản lượng cung ứng và tính toán cho khả năng đáp ứng của doanh nghiệp với khách hàng. Chỉ là nếu doanh nghiệp kéo dài về thời gian sản xuất sẽ tạo sự ảnh hưởng rất lớn tới các sản phẩm tạo ra.

2. Những điều bạn cần nắm bắt về Lead time

2.1. Vai trò của Lead time cùng hình thức hoạt động chính

Vai trò của Lead time cùng hình thức hoạt động chính
Vai trò của Lead time cùng hình thức hoạt động chính

Dù chỉ là một khoảng thời gian tuy nhiên thực tế Lead time lại đem lại vai trò rất lớn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Không chỉ dựa trên đó mà doanh nghiệp có thể xem xét hay như nghiên cứu về chuỗi cung ứng của mình mà Lead time còn tác động trực tiếp tới quá trình bán hàng và sản xuất.

Thông qua sử dụng mốc Lead time doanh nghiệp có thể giảm tối đa thời gian sản xuất tạo nên năng suất và nguồn doanh thu. Đặc biệt hơn qua xem xét về thời gian này doanh nghiệp còn có một điểm chuẩn cho mình, xác định rõ về bộ phận làm việc, các khâu thiếu hiệu quả để thay đổi điều chỉnh.

Về hình thức hoạt động chính của Lead time trong sản xuất sẽ là:

+ Hình thức Order Lead time: Tức là khoảng thời gian tính từ lúc khách hàng tiến hành việc đặt hàng cho tới khi khách hàng nhận được một sản phẩm cung cấp hoàn thiện đủ yêu cầu.

+ HÌnh thức Shipping Lead time kết hợp Manufacturing Lead time: Thể hiện về khoảng thời gian bắt đầu khách hàng đặt sản phẩm tới khi sản phẩm được hoàn thiện chuẩn bị sẵn sàng cho việc vận chuyển.

+ Hình thức Delivery Lead time: Khoảng thời gian để thiết kế về một sản phẩm hoàn thiện nhất và tính tới lúc sản phẩm đó được giao hoàn thành cho khách hàng yêu cầu.

+ Hình thức Procurement Lead time: Đánh giá về việc mất bao lâu để tìm kiếm về nguồn nguyên liệu thô cũng như các mặt hàng cơ bản sẵn sàng tạo ra sản phẩm hoàn thiện.

2.2. Ví dụ thực tế thể hiện cho Lead time trong sản xuất

Ví dụ thực tế thể hiện cho Lead time trong sản xuất
Ví dụ thực tế thể hiện cho Lead time trong sản xuất

Nhằm giúp bạn có thể hiểu cụ thể hơn về Lead time trong sản xuất thì dưới đây sẽ là một ví dụ minh chứng cụ thể dành cho bạn.

- Trường hợp: Tháng 12 hàng năm vào tuần đầu tiên của tháng sẽ có một lễ hội được diễn ra từ đó thu hút được mức trung bình là trên 100 nghìn người tham dự và mức ban tính được là khoảng 15.000 bộ trang phục hóa trang dành cho lễ hội.

- Về phía nhà sản xuất: Lúc này sẽ cần thực hiện cung cấp về trang phục dạ hội và cần tới các điều kiện chi tiết.

+ Có một ngày làm việc để hoàn thiện các thiết kế chủ đạo.

+ Có một ngày làm việc hoàn tất cho việc kiểm chứng sản phẩm và tìm ra mọi sự sửa chữa cần thiết.

+ Có một ngày tiến hành thao tác cho việc in áo cùng với hai ngày để tiến hành việc in các mặt hàng trang phục.

Như vậy từ ví dụ này chúng ta có thể nhận thấy được mức thời gian Lead time được đặt ra tối đa là 5 ngày và nếu bạn muốn kinh doanh thì sẽ cần đặt đơn hàng với phía nhà cung cấp là 5 ngày làm việc. Chuẩn bị trang phục và mặt bằng cung cấp kinh doanh để kịp với thời điểm mà lễ hội tháng 12 diễn ra.

Hoặc bạn có thể rút ngắn hơn về thời gian chuẩn bị này với một trường hợp đặc biệt qua việc trả phí bảo hiểm thêm. Điều đó được minh chứng cụ thể hơn khi số trang phục cung cấp tại ngày đầu vượt mức mong đợi khi đó nhu cầu về mua thêm vào ngày thứ 2 được đề ra. Sự hy vọng được đặt ra về việc hàng đặt thêm đó sẽ được giao vào ngày thứ 3 để phục vụ nhu cầu tiêu dùng theo kế hoạch.

Thời gian Lead time được biểu thị tại ví dụ sẽ là khi mà nhà nhà kinh doanh nhận thấy tỷ lệ trang phục xanh với tỷ lệ cung cấp thường xuyên hơn và muốn giữ nhiều. Tuy nhiên, nhà cung cấp lại không sản xuất mã trang phục màu xanh đó giữ sẵn tại kho từ đó tác động tới việc nhà sản xuất cần tăng về thời gian sản xuất của mình. Làm sao để có thể tạo ra các màu áo đáp ứng đủ theo đúng yêu cầu đặt hàng.

3. Điểm danh một số yếu tố chính tác động tới Lead time

Theo như đó việc hoàn tất một quá trình sản xuất sẽ là sự kết hợp nhiều hơn một yếu tố thì mới có thể tạo nên kết quả chất lượng nhất cho sản phẩm tạo ra. Riêng với Lead time, thời gian sản xuất cũng vậy đôi khi sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nhất định cụ thể như sau:

3.1. Yếu tố quản lý hàng tồn

Điểm danh một số yếu tố chính tác động tới Lead time
Điểm danh một số yếu tố chính tác động tới Lead time

Thông qua việc quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp sẽ tác động tới việc sắp xếp lịch trình sản xuất hàng hóa được đều đặn hơn. Tức là việc quản lý của một hoặc nhiều đơn hàng đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng hay chính là người tiêu dùng.

Mục đích chính của yếu tố đó là tránh được việc hết hàng tồn hay hàng dự trữ khi nhu cầu của khách cần tới gia tăng ngẫu nhiên. Hoặc là sự bù trừ cho việc sản xuất có thể bị dừng lại khi có sản phẩm bị đánh giá không tốt cũng như việc dư ra tại kho. Dư hành khi không có hàng đặt bổ sung nhà cung cấp không thể chuyển nguyên liệu tức thì.

Đơn giản có thể hiểu hình thức quản lý tồn sẽ giúp doanh nghiệp biết được về mặt hàng nào còn ít, mặt hàng nào nhiều nhu cầu đáp ứng ra sao. Liệu có cần tăng tốc sản xuất hay không, và có ảnh hưởng tới khung thời gian sản xuất không.

3.2. Yếu tố quy trình sản xuất

Yếu tố quy trình sản xuất
Yếu tố quy trình sản xuất

Nhắc tới yếu tố tác động trực tiếp tới thời gian sản xuất thì chúng ta không thể bỏ qua quy trình sản xuất của sản phẩm. Vì khi thực hiện một quy trình sản xuất đó có bất kỳ một vấn đề gì xảy ra sẽ đều làm chi thời gian Lead time chậm lại hoặc là việc tiến độ quay ngược.

Điển hình như nguồn nhân lực yếu về kỹ thuật, thiếu về số lượng sẽ không kịp về tiến độ sản phẩm. Hay như là một quy trình được tạo ra với sự rườm rà sẽ làm thời gian hoàn thành lâu hơn và cần tới việc bớt khâu thực hiện.

3.3. Yếu tố về vận chuyển

Yếu tố về vận chuyển
Yếu tố về vận chuyển

Việc vận chuyển cũng có thể gây nên sự trì hoãn về giao hàng cho chính các bộ phận thực hiện. Điều đó có thể gây nên sự chậm trễ, tạm dừng, giảm về sản lượng hay như là giảm cả về lợi tức đầu tư.

Do đó với yếu tố về vận chuyển việc tận dụng hay thay đổi tích cực công việc của từng bộ phận, số lượng lao động sẽ tạo nên kết quả rất lớn. Từ đó rút ngắn được thời gian hơn cho việc sản xuất, thúc đẩy tốc độ tiết kiệm được nhiều hơn cho doanh nghiệp gia tăng doanh số. Đặc biệt là có thể đáp ứng kịp thời nhất về nhu cầu khách hàng đem về sự nhận xét hài lòng, nhận diện thương hiệu tốt hơn trên thị trường cạnh tranh.

4. So sánh đối chút về Lead time và Cycle time

So sánh đối chút về Lead time và Cycle time
So sánh đối chút về Lead time và Cycle time

Bên cạnh Lead time thì Cycle time cũng là một thuật ngữ được sử dụng khóa nhiều trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất hàng hóa cung ứng trên thị trường. Tuy nhiên, thực tế hai thuật ngữ này lại hoàn toàn tách biệt và có rất nhiều người nghĩ rằng chúng giống nhau đó là sai lầm.

Đối với Lead time sẽ không hề nhỏ hơn Cycle time hay bao chọn trong đó. Lead time là thông số dùng để đo về khả năng đáp ứng của doanh nghiệp với khách hàng cong với Cycle là thông số để đo về năng lực vận hành phát triển của một doanh nghiệp. Hơn nữa về Cycle time là khoảng thời giữa tính khi bắt đầu và kết thúc sản phẩm phục vụ chuyển giao, hay chính là thời gian giữa hai sản phần hoàn thành liên tiếp nhau.

Nếu cả hai mốc thời gian về Lead time hay Cycle time được cải thiện sẽ luôn tạo nên hiệu quả tích cực giúp doanh nghiệp có một sức cạnh tranh tốt hơn. Mở rộng về khả năng đáp ứng khách hàng từ sản lượng tới nguyên liệu, cơ sở vật chất hay tài chính cùng các vấn đề khác liên quan. Đặc biệt cả 2 thông số này kết hợp với Takt time sẽ là bộ 3 đo lượng hiệu quả của Lean tổng.

5. Cách giúp bạn rút ngắn Lead time trong hoạt động kinh doanh

Cách giúp bạn rút ngắn Lead time trong hoạt động kinh doanh
Cách giúp bạn rút ngắn Lead time trong hoạt động kinh doanh

Giúp cho quá trình sản xuất cung ứng sản phẩm trở nên tốt hơn thì việc rút ngắn Lead time tất nhiên cũng sẽ có những cách riêng để thực hiện. Bạn sẽ cần cân nhắc tới chính các yếu tố ảnh hưởng như quy trình, quá trình vận chuyển, quy trình cung ứng làm sao để tận dụng các nguồn lực một cách tối đa nhất tạo nên sự uy tín.

Lead time chính là yếu tố tạo nên lợi nhuận cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có thể khai thác về lực lượng lao động, đào tạo nhân sự chuyên nghiệp hơn, giảm bớt thời gian tìm kiếm,...Nhưng nhìn chung nhất thì vấn là hướng tới một năng suất lớn với giá thành rẻ, lợi nhuận nhận được cao mà vẫn đảm bảo chất lượng. Đôi khi đó là nhân tố quyết định tạo nên sự cạnh tranh trên thị trường cho các doanh nghiệp.

Chú ý hơn là khi mà Lead time kết hợp với việc rút ngắn Cycle time sẽ giúp doanh nghiệp phát triển hoàn thiện nhất. Luôn đảm bảo sản phẩm là chất lượng nhất và đem tới khách hàng sản phẩm tốt hoàn thành mọi đơn hàng. Doanh nghiệp luôn lường trước được một khoảng thời gian dư, chắc chắn cho mọi hợp đồng ký kết dù có bất kỳ xảy ra đều có thể dự kiến đảm bảo. Đơn giản hơn là việc tính toán khả năng đáp ứng tạo nên lợi thế cho sự hội nhập.

Có lẽ với những ai chưa biết về thuật ngữ Lead time thì sau bài viết trên đây sẽ có cái nhìn tổng quan nhất. Đặc biệt đó sẽ là yếu tố bổ trợ tốt nhất giúp bạn hoàn thành niềm đam mê kinh doanh cùng với một con đường mới mẻ nhất và trải nghiệm với chúng tôi nhé!

Nguồn: Timviec365

Admin

My name is Will and I first discovered Webflow in November 2013. Since then, Webflow has had a HUGE impact on my web design projects – saving me countless design hours, development costs, and has helped improve my understanding of HTML/CSS tremendously!

Related Posts

Stay in Touch

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form