ES6 là gì? Các tính năng tốt nhất của ES6 là gì?

November 7, 2020
Công Nghệ

Bạn đã biết chính xác ES6 là gì hay chưa? Tại sao bạn nên chọn dùng ES6, tính năng của nó mang đến có điểm gì nổi bật? Cùng bài viết này đi tìm hiểu bạn sẽ bỏ túi được rất nhiều các kiến thức hữu ích cho bản thân đó nhé!

Xem thêm
CIC là gì? Giải thích vai trò của CIC như thế nào?
Hàn 6G là gì? Khám phá về kỹ thuật hàn 6G
Unit Test là gì? Những thông tin về các yếu tố của Unit Test

1. Đi tìm hiểu về ES6 là gì?

Đi tìm hiểu về ES6 là gì?
Đi tìm hiểu về ES6 là gì?

Bạn muốn tìm hiểu ES6 là gì? Vậy hãy cùng bài viết này tìm hiểu ngay nhé! ES6 được viết tắt từ cụm từ ECMAScript 6, đây là phiên bản thứ 6 chuẩn được ECMAScript đưa ra cho các nhà phát triển phần mềm hiện nay. ECMAScript là một tiêu chuẩn của ngôn ngữ lập trình Javascript do hiệp hội các nhà sản xuất máy tính châu Âu đề xuất và tạo ra. Với sự ra đời của rất nhiều các trình duyệt Browser, mỗi Browser lại có cách chạy Javascript khác nhau điều này khiến các trang web được tạo ra khó có thể hoạt động trên tất cả các trình duyệt được. Từ đó mà hình thành nên một quy chuẩn chung và bắt buộc các Browser phát dựa theo tiêu chuẩn đó để phát triển.

ES6 là phiên bản được ra đời năm 2015, còn được gọi với tên gọi khác là ES2015. ES6 ra đời với nhiều tính năng mới được học hỏi từ các ngôn ngữ lập trình cấp cao khác với hy vọng khi tạo ra phiên bản này là theo thời gian thì Javascript sẽ trở thành ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng.

Vậy tại sao bạn nên lựa chọn sử dụng ES6? Một câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra, muốn biết đáp và những kiến thức thú vị cho bản thân về ES6, hãy đọc ngay những thông tin được chia sẻ trong phần tiếp theo của bài viết này nhé!


2. Tại sao bạn nên chọn dùng ES6?

Tại sao bạn nên chọn dùng ES6?
Tại sao bạn nên chọn dùng ES6?

ES6 là phiên bản tập hợp các kỹ thuật nâng cao của Javascript và nó là một chuẩn mức để các nhà phát triển dựa theo đó đi đúng hướng và làm theo. Ví dụ để bạn dễ dàng hiểu hơn nhé!

Trong một nhóm khi có nhiều thành viên lập trình cũng tham gia, nhưng một điều đáng quan tâm đó chính là mọi người lại sử dụng các ngôn ngữ lập trình khác nhau để code, tạo ra các phong cách code khác nhau thì dự án đó sẽ như thế nào nhỉ? Nói như vậy thì bạn cũng hiểu rồi đúng không nào. Chính vì vậy mà sự ra đời của Javascript như một chuẩn mực để các Framework từ đó mà có thể phát triển lên hoặc để các lập trình viên thực hiện Code một cách tối ưu nhất và sạch nhất.

Đó chính là lý do mà bạn nên chọn dùng ES6 đó nhé! Với phiên bản năm 2015 này có những tính năng nổi bật như thế nào? Bạn có muốn biết rõ về các tính năng tốt nhất của ECMAScript 6 hay không? Nếu câu trả lời là có, thì hãy đến với phần tiếp theo để bỏ túi những kiến thức hữu ích nhé!

3. Các tính năng tốt nhất của ES6 là gì?

ECMAScript 6 mang đến rất nhiều tính năng vượt trội và tối ưu cho các nhà phát triển, các lập trình viên, cùng tìm hiểu cụ thể về các tính năng tốt nhất mà ES6 mang lại qua những thông tin chi tiết dưới đây nhé!

3.1. Block - Scoped Constructs Let and Cont

Block - Scoped Constructs Let and Cont
Block - Scoped Constructs Let and Cont

Đây là tính năng định nghĩa với các từ khóa Let và Const. Theo cách định nghĩa này thì biến chỉ tồn tại trong phạm vi khối của Block Scope. Các khối lệnh được thực hiện định nghĩa thông qua các cặp ngoặc nhọn. Trong phiên bản ES5 thì các khối này không giới hạn phạm vi của các biến, còn trong ES6 thì lại sử dụng Let để giới hạn phạm vị các biến trong khối lệnh khi thực hiện đó nhé!

Khi ES6 giới thiệu đến người dùng từ khóa Cont, điều này khiến mọi thứ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều bởi nó chỉ là một biến không thay đổi và nó cũng bị giới hạn trong phạm vị các khối giới như Let vậy đó. Theo nhiều người đánh giá thì Let và Const làm cho ngôn ngữ lập trình trở nên phức tạp hơn. Khi không có Let và Const thì bạn chỉ có một hành vi và phải xem xét với rất nhiều kịch bản hơn.

3.2. Arrow Function in ES6

Arrow Function là một tính năng khá được mong chờ bởi trong ES6 thì Fat arrow thực sự rất tuyệt vời khi chúng tạo ra các hành vi của thuộc tính This. Thường xảy ra các thay đổi sau mỗi lần tạo một Closure.

Sử dụng Arrow Function trong phiên bản ES6 cho phép lập trình không cần phải sử dụng đến self = this hoặc that = this hoặc .bind(this) hoặc _this = this.

Arrow Function in ES6
Arrow Function in ES6

Trong ES6 bạn có thể kết hợp và trong hàm cũ với nhau và khi một Arrow Function được sử dụng với 1 dòng lệnh thì nó sẽ trở thành một biểu thức đó nhé! Bạn cần sử dụng đến Return 1 cách rõ ràng trong trường hợp bạn có nhiều hơn 1 dòng.

3.3. Rest Parameter in ES6

Bạn có thể hiểu Rest Parameter theo nghĩa tiếng Việt đúng chuẩn ngành IT đó là tham số còn lại. Điều này hiểu một cách đơn giản đó là bạn có thể tiến hành khai báo một hàm với số lượng không xác định các tham số tham gia. Đây chính là tính năng mới đưa Javascript ngày càng trở lên mạnh mẽ hơn trong ngành công nghệ thông tin hiện nay.

Để tiến hành khai báo cho các tham số còn lại của một Function thì bạn cần đặt trước biến đại diện 3 dấu chấm. Trong đó tham số khác là một Rest Parameter – tham số còn lại vì nó có 3 dấu chấm đặt ở trước.

Trong ES6, bạn có thể thoải mái trong việc truyền tham số vào Function. Tuy nhiên nó cũng có hạn chế khi bạn truyền một số lượng tham số không xác định thì rất khó để tiến hành bảo trì và nâng cấp, chính vì vậy, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể để sử dụng Rest Parameter này nhé!

Rest Parameter in ES6
Rest Parameter in ES6

3.4. Destructuring Assignment in ES6

Destructuring Assignment là một tính năng có phần giống với hàm List sử dụng trong PHP. Destructuring Assignment trong ES6 sẽ thực hiện phân các giá trị trong mảng vào các biến theo một thứ tự nhất định. Có thể nói theo cách khác là Destructuring Assignment sẽ tách các phần từ của Object hoặc Arry chỉ bằng một đoạn code duy nhất để chia thành nhiều biến nhỏ.

3.5. Default Parameters in ES6

Default Parameters có thể hiểu đơn giản theo nghĩa tiếng Việt đó chính là giá trị mặc định của tham số vào Function khi tiến hành truyền. Có rất nhiều bạn chưa hiểu tính năng Default Parameters này đối với Javascript. Đây cũng là một tính năng mà ở phiên bản ES5 đã cung cấp cho các bạn rồi. Tuy nhiên trong phiên bản ES6 đã bổ sung tối ưu hơn và đơn giản hơn rất nhiều tính năng Default Parameters cho người dùng.

Trong phiên bản ES6 thì các bạn thực hiện khai báo đối với các giá trị mặc định đơn giản hơn rất nhiều, nó cũng tương tự với với bạn thực hiện khai báo trong PHP vậy, khi tiến hành phép gán cho Function ngay tại vị trí khai báo tham số.

Default Parameters in ES6
Default Parameters in ES6

3.6. Template Literals in ES6

Với tính năng này, hỗ trợ các lập trình viên tạo Template HTML cực kỳ dễ dàng và đơn giản. Template Literals trong các ngôn ngữ khác là một cách hiển thị của các biến ở trong chuỗi. Đặc biệt điểm vượt trội trong phiên bản ES6 đó chính là có thể sử dụng cú pháp mới ${NAME} ở bên trong của chuỗi. Điều này tạo tiện lợi trong các ngôn ngữ lập trình PHP và Swift.

3.7. Promises in ES6

Có nhiều phiên bản Promises, điều này khiến nó luôn là một chủ đề gây tranh cãi nhiều nhất hiện nay. Có một số các Promises mang chút khác biệt về cú pháp như deferred.js, jquery deferred, Q, avow, Bluebird. Nhiều người cho rằng không cần sử dụng đến Promises mà chỉ cần callbacks, async, generators,… Tuy nhiên với phiên bản ES6 may mắn hơn rất nhiều vì nó có sẵn một chuẩn Promises.

Promises in ES6
Promises in ES6

Trong ES6 thì Promises là dành cho những ai yêu thích nó. Bởi nó mang đến tính năng hữu ích cho tất cả các hàm callback là catch lỗi.

3.8. Classes in ES6

Tính năng Classes trong ES6 là dành cho các bạn yêu thích với lập trình hướng đối tượng, nó cho phép người dùng viết Class và kế thừa một cách dễ dàng. Classes trong phiên bản ES6 sử dụng đến prototype chứ không phải sử dụng đến hướng tiếp cận function factory. Class trong phiên bản ES6 này tối ưu hơn rất nhiều so với phiên bản trước đó và nó tạo tính năng nổi bật hỗ trợ người dùng cực hiệu quả.

Trên đây là một vào tính năng tốt nhất mà ES6 mang lại cho người dùng hiện nay. Bạn muốn biết rõ hơn về các phiên bản của ECMAScript thì hãy cùng tìm hiểu qua phần chia sẻ tiếp theo nhé!

4. Chia sẻ về một số phiên bản của ECMAScript

ECMAScript có rất nhiều các phiên bản khác nhau, các phiên bản sau luôn có những ưu điểm vượt trội hơn các phiên bản trước, cùng tìm hiểu cụ thể về các phiên bản của ECMAScript nhé!

Chia sẻ về một số phiên bản của ECMAScript
Chia sẻ về một số phiên bản của ECMAScript

Thứ nhất, phiên bản ECMAScript đầu tiên được công bố vào năm 1997 do Guy L.Steele Jr tạo ra.

Thứ hai, phiên bản ECMAScript năm 1998 do Mike Cowlishaw tạo ra với những thay đổi để giúp cho việc đặc tả phù hợp hơn với tiêu chuẩn quốc tế IEC 16262/ISO.

Thứ ba, phiên bản ECMAScript năm 1999, cùng được cải tiến bởi Mike Cowlishaw. Trong phiên bản này có điểm vượt trội hơn đó chính là thêm các biểu thực thông thường, các câu lệnh kiểm soát mới, xử lý chuỗi tốt hơn,xử lý ngoại lệ hoặc bắt lỗi, định dạng cho các sổ đầu ra, định nghĩa chặt chẽ hơn về lỗi và nhiều cải tiến khác.

Thứ tư, phiên bản ECMAScript năm 2009, được tạo ra bởi Allen Wirfs-Brock và Pratap Lakshman. Phiên bản này có nhiều thay đổi hơn phiên bản trước như thêm “strict mode” – đây là dạng tập hợp con nhằm cung cấp kiểm tra lỗi một cách kỹ lưỡng hơn trước và trách được các lỗi cấu trúc, từ đó làm rõ hơn nhiều sự mơ hồ trong phiên bản ECMAScript 3 trước đó và trong thế giới thực bó thích ứng voiws nhiều các hành động mà có sự khác biệt so với đặc tả của nó hơn. Ở phiên bản này, có thêm một số tính năng mới như hỗ trợ thư viện Json, getters và Setters, phản ánh đầy đủ hơn cho các thuộc tính của đối tượng.

Thứ năm, phiên bản ECMAScript năm 2011 được tạo ra bởi Allen Wirfs-Brock và Pratap Lakshman, phiên bản nhằm giúp ECMAScript phù hợp hơn với các tiêu chuẩn quốc tế mới như IEC 16262:2011/ISO.

Thứ sáu, phiên bản ECMAScript năm 2015 hay chính là phiên bản ES6 được tìm hiểu chi tiết trong các thông tin được chia sẻ ở trên của bài viết này. Phiên bản được tạo ra bởi Allen Wirfs-Brock với việc bổ sung thêm nhiều cú pháp quan trọng giúp viết hiệu quả ra các ứng dụng phức tạp, các vòng lặp và For/of của vòng lặp, các chức năng arrow, khởi tạo Python và biểu thức khởi tạo, dữ liệu nhị phân, promises, nhập mảng, số và cải tiến phép toán,…

Chia sẻ về một số phiên bản của ECMAScript
Chia sẻ về một số phiên bản của ECMAScript

Thứ bảy, phiên bản mới nhất gần đây là ECMAScript 2016 được tạo ra bởi Brian Terlson nhằm tiếp tục cải cách các ngôn ngữ, kiểm soát hiệu ứng, cách ly mã nguồn, và các công cụ thư viện. Đặc biệt phải nhắc đến hai tính năng mới là Includes nguyên mảng và toán tử lũy thừa.

Qua những thông tin chia sẻ trong bài viết này bạn đã hiểu ES6 là gì rồi đúng không nào! Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có được những kiến thức và lựa chọn sử dụng ECMAScript 6 cho việc lập trình của mình nhé!

Admin

My name is Will and I first discovered Webflow in November 2013. Since then, Webflow has had a HUGE impact on my web design projects – saving me countless design hours, development costs, and has helped improve my understanding of HTML/CSS tremendously!

Related Posts

Stay in Touch

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form