Lũy kế là gì? Tìm hiểu về công thức tính lũy kế

November 4, 2020
Tổng Hợp

Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho các bạn nắm rõ được lũy kế là gì cùng với cách tính, ý nghĩa, các thuật ngữ có liên quan xoay quanh lũy kế.

Xem thêm
Những thông tin liên quan về Giải quyết tranh chấp thương mại
Deposit là gì? Savings Deposit có những dạng như thế nào
Cho thuê tài chính là gì? Lợi ích của việc cho thuê tài chính

Thuật ngữ lũy kế được dùng rất nhiều trong các ngành kinh tế hiện nay
Thuật ngữ lũy kế được dùng rất nhiều trong các ngành kinh tế hiện nay

1. Khái quát về lũy kế là gì?

Trong lĩnh vực kinh doanh, cụ thể là các khối ngành kinh tế có sử dụng rất nhiều thuật ngữ khác nhau để phục vụ cho công việc được diễn ra, trong số đó thì thuật ngữ “lũy kế” được sử dụng rất phổ biến. Để hiểu được ý nghĩa, vai trò và cách tính của lũy kế thì các bạn cần hiểu rõ bản chất của lũy kế là gì?

1.1. Định nghĩa về lũy kế

Lũy kế được hiểu rõ ràng là các khoản được cộng dồn lại qua các kỳ
Lũy kế được hiểu rõ ràng là các khoản được cộng dồn lại qua các kỳ

Lũy kế - trong tiếng Anh được viết là Cummulative, đó chính là số liệu được tính toán và cộng dồn lại theo từng kỳ, số liệu sau khi đã cộng dồn theo từng đợt được quy định cứ thế được cộng dồn nối tiếp nhau. Chúng ta có thể hiểu được là lũy kế thể hiện các số liệu được tổng hợp lại sau đó số liệu này sẽ được sử dụng để thực hiện tính toán cho phần hạch toán của kỳ tiếp theo.

Ví dụ về lũy kế để các bạn có thể hiểu rõ hơn, hình dung được lũy kế một cách chân thực nhất:

Tháng 2, công ty bạn có khoản nợ là 5 triệu, sau đó tháng 3 công ty bạn lại nợ tiếp 3 triệu nữa. Nếu như khoản nợ của tháng 2 mà công ty bạn chưa trả thì sẽ được cộng dồn vào tháng 3 là nợ thành 8 triệu đồng. Chủ nợ sẽ chỉ được ghi lũy kế là khoản nợ 8 triệu ở tháng 3 mà không được tính thêm khoản nợ 5 triệu của tháng 2.

1.2. Những khái niệm liên quan tới lũy kế

Tìm hiểu thêm về những khái niệm có liên quan tới lũy kế
Tìm hiểu thêm về những khái niệm có liên quan tới lũy kế

Xoay quanh lũy kế có nhiều vấn đề liên quan, do đó các bạn cần phải hiểu cặn kẽ những vấn đề này để có thể tính toán một cách tốt nhất, không làm ảnh hưởng tới kế quả kinh doanh.

1.2.1. Lũy kế trong khái niệm về giá trị thanh toán

Lũy kế giá trị thanh toán: lũy kế giá trị thanh toán được hiểu là khoản tiền gồm lũy kế thanh toán tạm ứng kết hợp với lũy kế thanh toán khối lượng. Trong đó:

- Lũy kế TT tạm ứng (TT = Thanh toán) được tính bằng giá trị số tiền tạm ứng còn lại được tính theo hợp đồng chưa được thu hồi tính đến cuối của kỳ trước đó (trừ đi) chiết khấu của số tiền tạm ứng, sau đó (cộng với) giá trị mà phía công ty đề nghị thanh toán được tính trong kỳ này.

- Lũy kế TT khối lượng đã được hoàn thành được tính bằng số tiền mà phía công ty đã thanh toán cho khối lượng đã được hoàn thành tính đến cuối của kỳ trước đó (cộng với) chiếu khâu của số tiền tạm ứng, sau đó (cộng với) các giá trị mà được đề nghị để thanh toán trong kỹ hiện tại.

Nắm rõ những yếu tố trong cách tính lũy kế giá trị Thanh toán sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể tính toán đúng, cho ra kế quả đúng với giá trị thực tế mà không lo bị sai lệch, muốn vậy thì các bạn cần xác định được những yếu tố nhỏ trong công thức tính chính xác.

Lũy kế trong khái niệm về giá trị thanh toán
Lũy kế trong khái niệm về giá trị thanh toán

1.2.2. Khấu hao lũy kế

Khấu hao lũy kế là thuật ngữ liên quan tới lũy kế, bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải hiểu rõ về khái niệm, những thông tin liên quan đến khấu hao lũy kế. Sau đây chúng ta sẽ làm rõ về khái niệm khấu hao lũy kế:

- Khấu hao được hiểu là cách mà doanh nghiệp tiến hành việc thu hồi dần dần đối với các giá trị tài sản mang tính chất cố định mà đã thực hiện đầu tư.

Khi hiểu rõ được khấu hao là gì rồi thì các bạn sẽ dễ dàng hiểu về khấu hao lũy kế hơn rất nhiều: Khấu hao lũy kế chính là tổng các khấu hao trong từng năm, sau đó tính với tổng khấu hao của các năm khác cộng dồn lại cho tới khi được thanh toán.

Như thế, với những phân tích trên đây thì các bạn cũng đã hiểu được khái niệm về khấu hao lũy kế là gì đồng thời trong khái niệm cũng đã nêu rõ hơn về cách tính của khấu hao lũy kế luôn rồi, các bạn hãy chú ý nhé.

Tìm hiểu thêm về khái niệm khấu hao lũy kế trong các ngành kinh tế
Tìm hiểu thêm về khái niệm khấu hao lũy kế trong các ngành kinh tế

1.2.3. Lỗ lũy kế là gì trong các ngành kinh tế?

Thuật ngữ lỗ lũy kế thể hiện bản chất ngay ở tên gọi của nó, đó chính là sự suy giảm, sự thiếu hụt so với bạn đầu, suy giảm đối với các giá trị tài sản, giá trị này đã được ghi rõ ràng trên sổ sách, phần lỗi lũy kế sẽ là phần giá trị bị thiếu hụt nhiều hơn so với các giá trị được thu hồi của thực tế đối với tài sản đó.

Với tài sản bị lỗ lũy kế so với giá trị ban đầu thì doanh nghiệp cần phải ghi nhận vấn đề này.

Chẳng hạn như doanh nghiệp của bạn khi mua sản phẩm máy móc thiết bị nào đó và hạn sử dụng của loại máy móc thiết bị này là 5 năm. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đang sử dụng được 4 năm rồi nhưng thiết bị đó lại không thể nào sử dụng được thêm nữa. Như vậy, thiết bị của bạn đang đã bị hết hạn sử dụng trước 1 năm so với thời gian đã được dự tính. Như thế thì doanh nghiệp của bạn phải chịu khoản lỗ lũy kế rất rõ ràng.

Lỗ lũy kế là gì trong các ngành kinh tế?
Lỗ lũy kế là gì trong các ngành kinh tế?

Chúng ta cũng sẽ đi khám phá luôn cách tính lỗ lũy kế như sau:

Khoản lỗi lũy kế sẽ được tính bằng giá trị của sản phẩm được ghi trên sổ sách (trừ đi) giá trị đã được tiến hành thu hồi trên sổ sách. Giá trị này được tính toán ra giá trị của đồng tiền.

Khi xuất hiện các khoản lỗi lũy kế thì doanh nghiệp bắt buộc phải tiến hành thực hiện hạch toán đối với các khoản lỗ lũy kế này. Nếu như trong trường hợp mà có mô hình tái hiện lại giá gốc của sản phẩm mà được áp dụng trong quá trình thực hiện, khoản lỗ lũy kế khi đó sẽ được tiến hành xác định bằng cách tính:

- Khoản nợ sẽ được tính bằng cách xác định rõ khoản chi phí đối với các khoản lỗ lũy kế, khoản này được đo đếm bằng các khoản lãi hoặc là các khoản lỗ lũy kế dựa vào các loại tài sản bị lỗ lũy kế.

Tìm hiểu về các khoản lỗi lũy kế quan trọng theo từng trường hợp
Tìm hiểu về các khoản lỗ lũy kế quan trọng theo từng trường hợp

Nếu như mô hình mà chúng ta đã nói ở trên được thực hiện bài bản thì khoản lỗ lũy kế của doanh nghiệp sẽ nhanh chóng được ghi nhận.

Còn trong trường hợp mà các khoản nợ của doanh nghiệp lại được tính bằng giá trị thặng dư của sản phẩm hoặc là được tính bằng những nguồn vốn sẵn có trên loại tài sản đó thì doanh nghiệp sẽ được tính khoản lỗ lũy kế, khi tính khoản lỗ lũy kế này thì tốt nhất là bạn nên cẩn thận trong việc tính các chi phí về khấu hao.

Có một lưu ý dành cho các doanh nghiệp khi tính các khoản lỗ lũy kế đó là: Nếu như doanh nghiệp đó mà không thể tính được các giá trị mang tính chất thu hồi đối với một loại tài sản riêng nào đó thì tốt nhất là doanh nghiệp nên tính toán đối với giá trị thu hồi trong tất cả các giá trị được tính quy đổi ra bằng tiền mặt.

2. Tìm hiểu về công thức tính lũy kế

Tìm hiểu về công thức để tính lũy kế chi tiết
Tìm hiểu về công thức để tính lũy kế chi tiết

Chúng ta cần tìm hiểu kỹ về công thức chi tiết để tính lũy kế, công thức tính lũy kế với từng chi tiết trong công thức, các bạn cần phải nắm rõ những công thức để tiến hành tính lũy kế một cách phù hợp nhất, cùng với đó thì các bạn cần phải hiểu được từng giá trị trong công thức để tính lũy kế.

Dưới đây là công thức chi tiết giúp các doanh nghiệp biết cách tính lũy kế:

Lũy kế được tính bằng các khoản phát sinh trong kỳ đó (cộng với) khoản lũy kế được tính cộng dồn của tháng trước đó.

Như thế, công thức tính lũy kế trên đây rất rõ ràng, các vấn đề trong công thức tính đều đã được nêu rõ ràng ở nội dung trên giúp cho các bạn hiểu rõ hơn rất nhiều khi tìm hiểu về công thức tính lũy kế. Hãy luôn tìm tòi nhiều thông tin liên quan đến lũy kế hơn nữa để các bạn có thể nhanh chóng mở mang được kiến thức cho chính mình.

Khoản lũy kế có vai trò quan trọng trong các ngành kinh tế hiện nay
Khoản lũy kế có vai trò quan trọng trong các ngành kinh tế hiện nay

Trên đây là nội dung thông tin về lũy kế là gì, cùng với đó là những thông tin có liên quan hết sức mật thiết đối với lũy kế mà các doanh nghiệp đều cần phải hiểu rõ hơn bao giờ hết. Để phát triển mạnh mẽ trong công việc kinh doanh của mình thì các bạn hãy hiểu rõ về những thuật ngữ có liên quan nhé.


Admin

My name is Will and I first discovered Webflow in November 2013. Since then, Webflow has had a HUGE impact on my web design projects – saving me countless design hours, development costs, and has helped improve my understanding of HTML/CSS tremendously!

Related Posts

Stay in Touch

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form